webnovel

Hồn Rừng Oán

Author: DaoistARYvNr
Horror
Ongoing · 1.6K Views
  • 1 Chs
    Content
  • ratings
  • N/A
    SUPPORT
Synopsis

Chapter 1Chương 1: Dự định

Lang bạt khắp nẻo đường làng với một đôi chân nặng trĩu. Người phụ nữ dân tộc thần trí bất minh, vừa đi vừa kêu đầy thảm thiết:

- Con của tôi... con của tôi đâu... con của tôi... ai đã đưa nó đi đâu rồi.

Người phụ nữ đó là người dân tộc Nùng, từ sau khi trở dạ sinh con, ai ai cũng biết nó đã chết yểu lúc vừa mới hạ sinh, chỉ riêng mỗi cô gái đó, vẫn luôn tin rằng con mình còn sống. Luôn đi khắp nơi để tìm con, dáng vẻ tiều tụy khiến người khác phải xót thương. Cô gái ấy có một người chồng, người chồng có đến ba bà vợ, và cô là vợ nhì.

Ngọn núi Thượng Thiên qua bao ngàn năm vẫn như thế, vẫn còn sự ẩn nấp của một loài quỷ rừng rậm suốt những thế kỉ qua. Nó luôn rập rờn rình bắt những kẻ chui mình vào nơi nước độc rừng thiêng.

Theo lưu truyền trong cuốn Bạt Tử Cầm, là sách cổ của dân tộc người Nùng ghi chép lại bán thực bán hư, trước kia có ba anh em từng đứng trên đỉnh núi, cắt máu với lời thề, bằng mọi giá sẽ trừ gian diệt bạo. Lưỡi dao bén ngót làm đứt phần da ngón tay của cả ba người là Hoạch Thu Sinh, Hoạch Thu Xuân, Hoạch Thu Đông. Ba giọt máu đỏ rực rơi tỏng xuống mặt đất, dưới ánh hoàng hôn bọc kín lấy trời, họ bắt đầu lên đường hành quyết. Tuy nhiên, với ba người phàm trần, chỉ được học qua một vài thuật pháp làm sao có thể đối đầu trực tiếp với loài quỷ đã tồn tại lâu năm.

Bẵng đi một thời gian, phía đỉnh đồi người ta phát hiện loài cây Mộc Suynh, toàn thân đều màu đỏ, luôn cả lá và hoa Suynh, quả Suynh. Người ta nói rằng, đó chính là loài cây được tạo ra bằng lòng dũng cảm, ý chí đoàn kết của Sinh, Xuân và Đông. Nhưng cũng từ những hôm sau, Huyết Mộc Suynh đột ngột biến mất, lời đồn cũng từ từ lan đến khắp mọi miền đất Nam, rằng tít tận rừng Thượng Thiên, có loài cây mọc trong truyền thuyết, nếu như ai sở hữu được sức mạnh của loài cây này, sẽ cứu được người chết sống lại và người sống nửa đời về lại tuổi hoa niên, hay người bệnh lâu năm không khỏi, khi ăn qua quả cây Suynh tự khắc sẽ bình phục.

Nhưng đó cũng chỉ là lời truyền miệng, đến nay biết bao người vào đó rồi chưa thấy cây Suynh nào như đã nói. Nhưng như thế cũng chẳng giảm đi phần nào của kẻ tin rằng cây Suynh là có thật, và vẫn đang hiện diện đâu đó trên ngọn đồi cao chất ngất.

Đã nhiều năm, chưa một ai sở hữu được sức mạnh loài cây đó. Nhưng càng về sau nhiều người biết tới mà tìm đến săn lùng cây Suynh. Đã biết bao người bỏ mạng nơi đây rồi, nhưng không ai lo sợ mà chỉ muốn làm giàu từ việc truy tìm loài cây quý khuất bóng đâu đó trong cánh rừng già đại ngàn.

Theo làn thổi tin đưa, cũng lan truyền đến tai của vợ chồng nhà Ngưu. Đôi vợ chồng nghèo đã nhiều năm lam lũ, người chồng là Gia Họa, một tên mang nhiều tham vọng muốn đổi đời ngay khi nghe được tin về cây Suynh, hắn bèn thưa lại chuyện này với vợ là Tố Nhi, cô là người con gái đoan trang, hiền thục và nhã nhặn. Là con gái nhà phú hộ giàu có, khi xưa lại đem lòng si tình Gia Họa do bị lời đầu cua tai nheo của hắn làm cho mờ mịt lý trí, Trước kia cơ ngơi còn đó, nhưng sau khi cưới về làm dâu nhà Ngưu, cô mới phát hiện tính xa hoa của chồng, cờ bạc đâm ra bán luôn cả căn gia, thế nên giờ này phải sống cảnh nghèo đói thiếu mặc, cơm canh nhiều khi cũng chẳng có. Cha mẹ của cô cũng đã mất, phần tài sản thụ hưởng cũng bị đoạt chiếm bởi người chị nhiều lòng tham, nhưng do bản tính hiền hòa và chịu đựng, nên cô cũng chẳng muốn đôi co với phần tài sản đó, lo sợ sẽ rước nhiều phiền phức. Lúc biết về loài cây mọc tít tận núi cao, Gia Họa bảo với vợ, trông khi cô ấy đang châm lửa lò nấu nước:

- Mình à, tôi mới nghe đâu người ta nói có cây Suynh đó mình, hay là vợ chồng mình lên đó săn kiếm không, trời ơi tôi nghe nói đó nha. Cái cây này nè, nó thần kỳ lắm mình, cứu người chết sống lại, giúp trẻ lại hoặc chữa được vố số loại bệnh. Nếu như chúng ta có được nó, thì chẳng mấy chốc là giàu to.

Tố Nhi dừng việc đút cũi vào lò, ngoái ra sau đáp lời chồng, ánh lửa sáng rực làm tỏ rõ mọi ngõ ngách tối đen trong gian nhà lá ộp ẹp:

- Mình nghĩ thử coi, nếu như đơn giản vậy chắc ai cũng giàu to rồi, tôi nghĩ không nên đâu mình à. Hỏng chừng lên đó lại gặp biết bao chuyện hay thú dữ thì nguy lắm. Giàu có rồi, liệu mình có còn tính ăn chơi nữa hay không, rồi quay về cảnh khổ trần đời này.

Với tính tình cũng dễ cáu gắt bởi lời lẽ nhằm ám chỉ mình, Gia Họa đã lớn giọng, hành động vũ phu khi đánh mạnh vào một bên mặt của Tố Nhi, làm cho cô ngã sang một bên bởi sức đàn ông của hắn:

- Mày nói cái gì chứ, ý mày là đang móc mỉa tao đấy à? Tao không cần biết, giờ mày có đi không?

Chịu đựng đến đây có lẽ đã quá đủ, Tố Nhi đứng béng dậy, nói với sự uất ức bấy lâu nghẹn ứ trong lòng:

- Tôi không đi đâu hết, ông muốn đi... thì đi một mình đi.

- Mẹ mày, dám không nghe lời tao à, tao là chồng của mày đó.

- Ông muốn đi lắm chứ gì?

- Phải.

- Thôi được, ngày mai đi, vậy là vừa lòng ông chưa?

Nói xong Tố Nhi bỏ đi xăng xắc, có lẽ vì muốn chuyện vợ chồng lắng xuống, mà cô đã chấp nhận thuận theo ý của chồng, ngay ngày mai, cả hai sẽ cùng nhau lên đường tìm kiếm cây Suynh Mộc Huyết trong truyền thuyết ngàn xưa.

Mỗi ngày, Tố Nhi phải gánh khoai ra chợ bán kiếm sống, còn Gia Họa cũng mần cho một xưởng gỗ. Việc bán buôn cũng lưa thưa khách, nhiều khi đã chập choạng xế tà mà số khoai vẫn còn đó, cũng làm cô não lòng, rầu rĩ. Kế bên là sạp bán rau của cô Mười Thứ, những lúc nhàn rỗi cả hai cũng trò chuyện đôi câu.

Bỗng một bóng người quen thuộc xuất hiện ngay thúng khoai Tố Nhi, cô ấy diện áo tứ thân vàng hoét, trên người mang vòng vàng sáng lóng lánh, phía trên đầu buộc một nhúm tóc tròn có ghim trâm cài. Tố Nhi ngẩng nhìn lên, xem chân dung cô gái đó, chính là cô chị Như Lệ, nhìn thấy em gái đang phải lam lũ bán khoai giữa chợ tấp nập, bản thân là chị cảm thấy xót xa, cô ta dè bỉu:

- Em gái của chị, trời đất ơi, sao em lại thành ra như thế này. Em gái một thời hoàng kim của chị đâu rồi.

Thấy chị hai Như Lệ, Tố Nhi vội đứng lên khỏi ghế gỗ nhỏ, ngoan hiền đáp:

- Dạ chị hai.

Như Lệ lại buông đôi lời nhằm châm chích vào thân phận cô em gái:

- Bán khoai chắc cực lắm ha em gái, nhưng thôi không sao, giờ như vậy thì bán khoai là đúng rồi. Nay gặp em thì nói nhiêu đó thôi ha, chị còn phải đi tới kia sắm sửa thêm một vài trang sức làm đẹp.

Nói xong cô ta cũng thủng thỉnh rời đi, thấy chị gái đối xử với em ruột tệ bạc, cô Mười Thứ cũng bức xúc thay, nói:

- Chị gì đâu mà kì cục chưa kìa, thấy em gái mình vậy không biết giúp đỡ mà còn.

Tố Nhi xoay qua nói với cô Mười Thứ:

- Thôi đi cô, tính tình xem thường, hóng hách của chị ấy trước giờ vậy rồi, phận làm em cũng chẳng dám chấp dứt.

- Con thật là xui xẻo khi có người chị tệ tình quả nghĩa giống như vậy, thiệt sự, nhìn cảnh khổ con bây giờ cô phải thương hết biết.

Thế rồi ánh chiều cũng hạ buông, hôm nay chẳng bán được bao nhiêu đành phải gánh mang về ăn thay bữa tối. Hôm trước cũng là khoai, hôm nọ cũng khoai, ngay cả hôm nay cứ ăn khoai miết, cả ngày làm mệt mỏi giờ chỉ chờ mỗi ăn khoai, Gia Họa tức giận quát tháo Tố Nhi tội nghiệp.

- Lại khoai, sao suốt ngày cứ khoai hoài vậy?

- Hôm nay em bán không được bao nhiêu, thì lấy đâu ra tiền mua gạo chứ mình.

- Thôi, dẹp bỏ hết đi, không ăn uống gì nữa hết.

Nói xong, Gia Họa đùng đùng nổi giận quơ tay lên mặt bàn làm cho tất cả khoai trong dĩa rơi vương vãi ra đất. Trông thấy những phần nuôi sống hôm nay bị dính vào cát đất, đôi mắt Tố Nhi đã lóng lánh giọt lệ sắp trào. Cô hớt hải ngồi xuống nhặt lên trên tay nhưng tất cả đã bị làm bẩn thế sao có thể ăn được, nỗi uất ức ngày càng phình to, cô nói mà lòng nghẹn ngào:

- Mình làm cái gì vậy chứ, đồ ăn dơ hết rồi thì làm sao mà ăn được nữa hả? Thứ nuôi sống chúng ta giờ chỉ có khoai, ăn còn có sức đặng mai mà làm. Mình không ăn thì ngày mai lấy đâu sức lực lên rừng tìm kiếm cây Suynh chứ. Nếu mình không ăn, mình cũng không nên làm như vậy, nhà mình đã nghèo túng lắm rồi. Mình làm vậy, chỉ có nước cạp đất mà ăn.

- Mày nói đủ chưa, hả, tao sắp giàu rồi, ăn mấy cái này làm cái gì, chỉ có mà chân mãi dưới bùn, thì làm sao sạch sẽ được.

- Chưa chắc chúng ta đã tìm được cây Suynh mà mình đã vội đắc chí như vậy. Thông tin này có đã lâu, thế đã ai mang về khoe thành tích tìm được cây Suynh chưa mà mình nói chắc ăn đến như vậy.

- Ừm... thì có thể chúng nó ngu ngục mới không tìm ra.

- Rừng núi thăm thẳm như thế, tôi nghĩ chắc gì họ còn sống, khuyên mình, hãy quên đi cây Suynh đó.

Bên ngoài bỗng có tiếng người ồn ào rất dữ tợn, vừa nghe thấy Gia Họa đã co rúm vẻ mặt đầy sợ sệt, vẻ như người chồng có liên quan đến bọn người này, Gia Họa bảo nhỏ với Tố Nhi:

- Mình ra ngoài ngoải nói giúp tôi là tôi không có ở nhà nha.

Nghi có điềm bất lành, không lẽ chồng lại vây vào con đường cờ bạc, Tố Nhi đã thật sự suy sụp khi biết số tiền chồng nợ bọn người họ là quá lớn, có buôn bán gánh bưng cả đời cũng chưa chắc đủ tiền mang trả, Tố Nhi thương lượng mong họ cho chút thời gian:

- Mấy anh bình tĩnh, có thể cho tôi một tháng được không, tôi sẽ cố gắng kiếm tiền trả cho các anh mà.

Lão Cườm là tên chủ sòng, hắn nổi đóa khi thời hạn đến tận một tháng thì quá lâu, hắn to tiếng:

- Tao chỉ cho mày bảy ngày, nội trong hôm đó phải có tiền trả cho tao, còn không, tao cho người chặt tay chồng mày, cho nó thành tàn phế.

Gia Họa bên trong nhà nghe được những lời đe dọa của lão Cườm mà run cầm cập, đưa ngón tay ngấu nghiến vào răng. Tố Nhi bất lực thành khẩn lão Cườm:

- Tôi xin ông rộng lượng, bảy ngày lấy đâu mà tôi trả cho hết. Ông nhìn cái nhà của tôi đi, thì cũng biết chúng tôi khốn khó nhường nào.

Lão Cườm quả quyết:

- Không nói nhiều, bảy ngày là bảy ngày.

Dứt lời, lão ta liền nhấc chân rời đi, thế mà Tố Nhi đã quỳ xuống níu giữ chân của ông ta lại, mong được sự thương hại:

- Ông ơi bảy ngày nhanh lắm tôi không thể kiếm đủ mang trả cho ông được đâu.

Ông ta cố sức hất chân cho Tố Nhi buông thả nhưng cũng chẳng thành, mà liền đạp một cú vào bụng thật mạnh, quá đau đớn Tố Nhi cũng thả tay ra khỏi chân ông ấy. Đợi đến khi bọn người của lão Cườm đi hết, Gia Họa bước ra với vợ, khi thấy vợ bị thương, điều đó đã thức tỉnh con người của anh. Cũng chỉ do thối ăn chơi của mình, mà vợ mới chịu cảnh bị người ta đối xử như vậy. Gia Họa ân hận bao lâu nay đã sống tệ bạc với vợ. Sau lần này đã thật sự tỉnh táo, để đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn. Cảm giác bứt rứt xao động cõi lòng. Từ ngày cả hai thành phu phụ, đây là lần đầu tiên Tố Nhi cảm nhận được hơi ấm của chồng, cơn đau cũng từ đó dần tiêu biến, liều thuốc chữa trị hiệu quả nhất vẫn là tình nghĩa vợ chồng.

Suốt buổi, cả hai vợ chồng đàm phán tìm cách kiếm tiền nhanh nhất, Tố Nhi nói:

- Giờ làm sao đây mình, lấy đâu ra tiền trả họ, mình có ý kiến nào không?

Nghiền ngẫm một hồi, lát sau Gia Họa bỗng toe toét nhoẻn môi cười như đã tìm thấy hướng giải quyết, anh ta bảo với vợ:

- À đúng rồi mình, tôi có cách này, hay là mình về nhà xin anh chị hai cho mình tiền trả nợ đi.

Nghe được hướng đối phó tiền bạc này không mấy khả thi cho lắm, Tố Nhi hỏi lại:

- Liệu được không đó mình?

- Sao lại không, em dù gì cũng có phần tài sản, ngu sao không lấy lại.

- Lần trước mình tới quậy quạng nhà anh chị đòi trả phần tài sản nhưng rồi có được đâu, mình còn bị bọn người hầu đánh đuổi còn gì.

- Lần này là mình đi, chứ tôi không có đi, lời nói của mình ắt có trọng lượng hơn tôi mà.

- Thôi được, em sẽ tới đó xin anh chị hai.

- Như thế thì tốt quá, anh cám ơn mình.

Vừa nói, đôi bàn tay xù xì Gia Họa nắm lấy tay Tố Nhi, như thể nói lên được sự biết ơn lúc này của bản thân. Vẻ mặt Tố Nhi lắm đầy tâm trạng rã rượi, cô thầm biết tính tình của chị Như Lệ, chị ta sống chẳng quan tâm ai bao giờ, chị ấy chỉ quan tâm đến việc sắm sửa mặc đẹp cho mình. Nhưng đã bước vào nước cờ bí bách, không còn cách nào khác ngoài tìm đến sự giúp đỡ của chị Như Lệ. Tờ di chúc mà cha để lại, có lẽ chị ta đã âm thầm mua chuộc được người giữ di chúc. Bản tính nhu nhược Tố Nhi dù biết mà chẳng lên tiếng đòi công bằng.

Sang thưa chuyện với Như Lệ, cô ta ngẩng nhìn vào gương mặt ảm đạm của người em gái cũng thừa biết chuyện chẳng lành. Tay cầm quạt phe phẩy cách nhỡ nhàng, cất giọng dịu êm:

- Em gái, nay qua thăm chị đấy à, sao rồi, sáng này có bán khoai được không?

Tố Nhi tay vừa chạm vào ghế định ngồi xuống thưa chuyện cho dễ dàng với chị, nhưng bị cô ta kịp thời cản ngăn:

- Ấy ấy ấy, em tính ngồi à, thôi... đứng nói chuyện được rồi, ngồi chi mắc công lát đứng dậy phớ hôn em gái.

Nói thế, nhưng tâm ý sắc bén đến nổi rạch nát cả tim gan Tố Nhi, làm như vậy chẳng qua ả ta lo sợ mùi nghèo ngặt Tố Nhi ám vào chiếc ghế. Ngay cả việc ngồi, người chị cũng chẳng cho cô em tựa vào, Tố Nhi đành nhẫn nhịn, khẽ gật gù lời chị nói là phải:

- Dạ... nay em tới đây có hơi muộn, em có chuyện này...

- Chuyện gì em?

- Em muốn xin, chị cho em chút tiền...

- Bộ nghèo tới mức của ăn cũng không có hả em?

- Dạ... không phải ạ.

- Chứ sao... em nói đi... coi coi chị có giúp gì được cho em không?

- Anh Họa ảnh nợ người ta, bảo là bảy ngày sau sẽ tới lấy tiền, nếu không có đủ tiền đến hôm đó trả cho họ, họ nói... họ sẽ biến chồng của em thành người tàn phế. Mà số tiền đó lại quá lớn, em có bán khoai cũng không đủ trả xuể.

Nghe kể lể, Như Lệ cũng ngấm ngầm hiểu ra dụng ý cớ sao hôm nay em gái lại sang đây kiếm mình:

- Ý của em, là muốn chị cho chồng em tiền đặng trả nợ đó hả?

- Dạ... dạ hông có phải... cái này là em vay.

- Mà vay rồi liệu em làm gì để trả hết cho chị, tiền của chị là tiền lãi mẹ đẻ lãi con, đẻ tới chừng nào con nợ nó túng quẩn chui xuống đất mới thôi.

Như Lệ bật ngồi dậy, lời tiếp lời:

- Phận làm chị, cũng không muốn làm khó em mình. Nói thiệt, bấy nay anh chị làm ăn cũng thất bát lắm, lấy đâu ra mà cho vợ chồng em mượn. Thiệt là, biết bao giờ mới được giúp em, nhưng ngặt nỗi một cái là anh rễ của em bấy nay lâm bệnh nặng. Tiền bao nhiêu cũng đổ vô anh rễ của em hết, chị thiệt sự là giờ không có đủ khả năng giúp được em đâu Tố Nhi à, em cũng đừng giận gì chị nha.

Vẻ u buồn dần hiện lên, Tố Nhi đáp:

- Dạ cũng không sao đâu chị, giờ em về, có gì chị nói em gửi lời hỏi thăm sức khỏe anh Sang nha chị.

- Ừm em, trời tối rồi, nhớ đi đường cẩn trọng nha em, thương em gái của chị nhiều lắm.

- Dạ.

Chẳng thành, Tố Nhi cũng đành phải trở về nhà. Lúc em gái rời xa, gương mặt thương cảm kia từ từ chuyển sang nham hiểm.

(còn nữa)

You May Also Like
Table of Contents
Volume 1